Tháng 5 nhớ Bác - Nhớ lời Bác dạy về đạo đức cách mạng
Ngày 19/05/2024 12:12:00
Đã từ lâu, trong tâm thức của người dân Việt Nam đã có ngày kỷ niệm trọng đại - ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890). Ngày ấy, nhớ đến Người, mỗi người dân của đất nước, trong đó có đội ngũ cán bộ đảng viên, khi nhớ đến đạo đức, nhân cách cao thượng và vô cùng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta lại tự nhắc nhớ đến lời dạy của Người về đạo đức và tư cách người cán bộ của dân, do dân, vì dân, đặc biệt là hai chữ “tài” và “đức”.
Còn nhớ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc viết những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược, Người đã định rõ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[1]. Chúng ta hiểu, đó chính là quan điểm về con người với tính cách vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Đồng thời, cho thấy “cái gốc của mọi công việc” là người cán bộ, mà trong đó,“Đức” tức là đạo đức cách mạng là điều tiên quyết. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời, đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng thì phải đặt lợi ích của Đảng và Nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích cá nhân. Phải hết sức hết lòng phục vụ Nhân dân, vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, luôn gương mẫu trong mọi công việc. Người nêu dẫn chứng sát thực:“cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[2].
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định và yêu cầulàm cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Người cán bộ có đạo đức cách mạng thì nghĩ, nói và làm phải thống nhất. Người chỉ rõ: “Nói một đằng, làm một nẻo” là điều tối kỵ đối với người cán bộ. “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”, người cán bộ một khi đã không được dân tin, dân phục, dân yêu thì chỉ là người “vô tích sự, không làm nên trò trống gì”.
Đức rất quan trọng và có tính quyết định như vậy, nhưng tài thì sao? Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ví người cán bộ chỉ có đức mà thiếu tài thì cũng chẳng khác nào “những ông bụt ngồi ở trong chùa”. “Tài” hiểu theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm cả năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn. Muốn có được những năng lực đó, người cán bộ phải chịu khó học tập, rèn luyện, trước hết là học tập lý luận Mác - Lênin, sau đó phải chịu khó lăn lộn trong thực tiễn. Bởi vì theo Người, lý luận luôn được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động.
Nhưng có đức, có tài vẫn chưa đủ, người cán bộ còn phải có phong cách công tác khoa học. Theo Hồ Chí Minh, muốn có phong cách công tác khoa học phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái; chống bệnh ham chuộng hình thức, chỉ nhằm về hình thức bề ngoài, chỉ muốn phô trương cho oai; chống cách làm việc theo lối bàn giấy, ngồi một nơi “chỉ tay năm ngón”, không chịu đi thực tế địa phương để nắm bắt tình hình, không lấy kết quả chăm lo đời sống Nhân dân làm thước đo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu phải: Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ. Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ mới bố trí và sử dụng đúng cán bộ, mới phát hiện đúng ai là cán bộ tốt, ai là cán bộ xấu, ai là người có tài, ai là kẻ bất tài; mới kích thích mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong con người cán bộ. Muốn đánh giá đúng cán bộ phải căn cứ vào những chuẩn mực nhất định, những chuẩn mực đó có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Dùng cán bộ phải đặt người đúng việc, vì việc mà đặt người, chứ không phải vì người mà đặt việc. Bác thường căn dặn: “Chúng ta phải nhớ rằng, người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của họ và giúp họ chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được. Khéo dùng cán bộ còn thể hiện ở chỗ biết kết hợp các thế hệ cán bộ một cách đúng đắn”[3]. Người chỉ rõ: “Trong đội ngũ cán bộ của Đảng có cán bộ già, cán bộ trẻ. Cán bộ già là vốn quý của Đảng, họ có kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tế đấu tranh. Nhưng cũng có một số cán bộ già đến một thời kỳ nào đấy là dừng lại, không tiến lên được, hay bám lấy cái cũ, không nhạy cảm với cái mới. Còn cán bộ trẻ tuy chưa có được ưu điểm như cán bộ già nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập cho nên tiến bộ rất nhanh”[4]. Vì vậy, “phải khéo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ. Không nên coi thường cán bộ trẻ, đảng viên trẻ nói gì cũng gạt đi, cho là “trứng khôn hơn vịt”, “măng mọc quá tre”. Thời đại của ta hiện nay rất oanh liệt, xã hội, thế giới phát triển rất nhanh. Thế mà các đồng chí lại coi thường cán bộ trẻ là không đúng. Còn cán bộ trẻ không được kêu ngạo, phải khiêm tốn học hỏi các đồng chí già có kinh nghiệm”[5]. Muốn dùng cán bộ cho đúng còn phải hết sức khách quan, công tâm và phải chống tư tưởng “địa phương chủ nghĩa”, “óc bè phái”, “óc hẹp hòi”, “ai hẩu với mình dù có tài cũng dìm họ xuống, họ nói phải mấy cũng không nghe”.Người ân cần nhắc nhở: “Cất nhắc cán bộ, không nên làm như giã gạo. Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ có sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”[6].
Học tập và làm theo Bác, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[7]. Cùng với đó, công tác cán bộ luôn được đề cao: “đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới… xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ… Hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ; xây dựng bổ sung, sửa đổi và ban hành mới nhiều quy định mới về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Quy trình công tác cán bộ tiếp tục được đổi mới…Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội ngũ cán bộ các cấp, gắn liền với tiêu chuẩn, chức danh và quy hoạch cán bộ được quan tâm, chú trọng và đầu tư tương xứng. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được chú trọng đổi mới, gắn với nhu cầu thực tiễn. Những cán bộ được điều động, luân chuyển cơ bản phù hợp, đáp ứng với yêu cầu được giao và khẳng định năng lực lãnh đạo, quản lý bằng những kết quả cụ thể…”[8].
Bên cạnh những kết quả đó, chúng ta cũng nghiêm túc thấy rằng còn có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong khi cách mạng đòi hỏi sự phấn đấu kiên định và bền bỉ để thực hiện mục tiêu lý tưởng thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại giảm sút ý chí, phai nhạt lí tưởng, dao động, mơ hồ về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đáng chú ý có cả một số cán bộ, đảng viên cấp cao làm trái Cương lĩnh, Điều lệ đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước, thiếu tinh thần trách nhiệm khi giải quyết những vấn đề của đất nước cũng như của địa phương mình, ngành mình, đơn vị mình; một bộ phận làm việc cầm chừng, chờ đợi, thiếu tinh thần đồng cam cộng khổ, chỉ lo vun vén cá nhân, tham nhũng, hối lộ, đặc quyền, đặc lợi, cục bộ địa phương, cơ hội, chỉ coi trọng giá trị vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, nặng về lợi ích thực dụng trước mắt, xem nhẹ lợi ích cơ bản lâu dài. Hơn nữa, trong khi cách mạng đòi hỏi đảng viên và người lãnh đạo phải gần gũi dân, đi sát cơ sở, đi sâu vào thực tiễn, thấu hiểu nguyện vọng của đồng bào, lắng nghe ý kiến và học tập kinh nghiệm của quần chúng, tổ chức thực hiện cụ thể, giải quyết kịp thời các vấn đề nóng hổi trong cuộc sống thì lại xa dân, quan liêu, đại khái, hống hách, sách nhiễu, không tôn trọng Nhân dân, không lấy kết quả chăm lo đời sống Nhân dân làm thước đo.
Vì vậy, công việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên được coi là “ then chốt của then chốt” càng cần được coi trọng hơn bao giờ hết, như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[9].
Để tiếp tục nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh có hiệu quả thì công tác đào tạo, bồi dưỡng phải tiến hành nhanh, chắc và đồng bộ để kịp thời tiếp thu tri thức, khoa học kỹ thuật của nhân loại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiếp tục tăng cường kỷ luật, pháp luật,công khai minh bạch trong công tác đào tạo, bố trí và quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, đảm bảo lựa chọn được những người có đức có tài “vừa hồng”, “vừa chuyên” vào bộ máy và cơ quan lãnh đạo các cấp. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với Nhân dân. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, tinh thần vì Nhân dân phục vụ của cán bộ, đảng viên nhất là là cán bộ chủ chốt và người đứng đầu. Lấy kết quả, hiệu quả, sản phẩm thực tế để đánh giá cán bộ. Bảo vệ cán bộ bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Tăng cường, kiểm tra, giám sát, chống chạy chức, chạy quyền.
Thiết thực kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/5/2024), nhớ đến Bác và nhớ lời Bác dạy: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung”, “vì lợi nước, quên lợi nhà”; học Bác từ những điều giản dị, khiêm tốn và trong sáng ấy cũng là thể hiện bản chất của người “công bộc”, người “đầy tớ” của Nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định và yêu cầulàm cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Người cán bộ có đạo đức cách mạng thì nghĩ, nói và làm phải thống nhất. Người chỉ rõ: “Nói một đằng, làm một nẻo” là điều tối kỵ đối với người cán bộ. “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”, người cán bộ một khi đã không được dân tin, dân phục, dân yêu thì chỉ là người “vô tích sự, không làm nên trò trống gì”.
Đức rất quan trọng và có tính quyết định như vậy, nhưng tài thì sao? Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ví người cán bộ chỉ có đức mà thiếu tài thì cũng chẳng khác nào “những ông bụt ngồi ở trong chùa”. “Tài” hiểu theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm cả năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn. Muốn có được những năng lực đó, người cán bộ phải chịu khó học tập, rèn luyện, trước hết là học tập lý luận Mác - Lênin, sau đó phải chịu khó lăn lộn trong thực tiễn. Bởi vì theo Người, lý luận luôn được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động.
Nhưng có đức, có tài vẫn chưa đủ, người cán bộ còn phải có phong cách công tác khoa học. Theo Hồ Chí Minh, muốn có phong cách công tác khoa học phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái; chống bệnh ham chuộng hình thức, chỉ nhằm về hình thức bề ngoài, chỉ muốn phô trương cho oai; chống cách làm việc theo lối bàn giấy, ngồi một nơi “chỉ tay năm ngón”, không chịu đi thực tế địa phương để nắm bắt tình hình, không lấy kết quả chăm lo đời sống Nhân dân làm thước đo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu phải: Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ. Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ mới bố trí và sử dụng đúng cán bộ, mới phát hiện đúng ai là cán bộ tốt, ai là cán bộ xấu, ai là người có tài, ai là kẻ bất tài; mới kích thích mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong con người cán bộ. Muốn đánh giá đúng cán bộ phải căn cứ vào những chuẩn mực nhất định, những chuẩn mực đó có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Dùng cán bộ phải đặt người đúng việc, vì việc mà đặt người, chứ không phải vì người mà đặt việc. Bác thường căn dặn: “Chúng ta phải nhớ rằng, người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của họ và giúp họ chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được. Khéo dùng cán bộ còn thể hiện ở chỗ biết kết hợp các thế hệ cán bộ một cách đúng đắn”[3]. Người chỉ rõ: “Trong đội ngũ cán bộ của Đảng có cán bộ già, cán bộ trẻ. Cán bộ già là vốn quý của Đảng, họ có kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tế đấu tranh. Nhưng cũng có một số cán bộ già đến một thời kỳ nào đấy là dừng lại, không tiến lên được, hay bám lấy cái cũ, không nhạy cảm với cái mới. Còn cán bộ trẻ tuy chưa có được ưu điểm như cán bộ già nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập cho nên tiến bộ rất nhanh”[4]. Vì vậy, “phải khéo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ. Không nên coi thường cán bộ trẻ, đảng viên trẻ nói gì cũng gạt đi, cho là “trứng khôn hơn vịt”, “măng mọc quá tre”. Thời đại của ta hiện nay rất oanh liệt, xã hội, thế giới phát triển rất nhanh. Thế mà các đồng chí lại coi thường cán bộ trẻ là không đúng. Còn cán bộ trẻ không được kêu ngạo, phải khiêm tốn học hỏi các đồng chí già có kinh nghiệm”[5]. Muốn dùng cán bộ cho đúng còn phải hết sức khách quan, công tâm và phải chống tư tưởng “địa phương chủ nghĩa”, “óc bè phái”, “óc hẹp hòi”, “ai hẩu với mình dù có tài cũng dìm họ xuống, họ nói phải mấy cũng không nghe”.Người ân cần nhắc nhở: “Cất nhắc cán bộ, không nên làm như giã gạo. Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ có sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”[6].
Học tập và làm theo Bác, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[7]. Cùng với đó, công tác cán bộ luôn được đề cao: “đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới… xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ… Hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ; xây dựng bổ sung, sửa đổi và ban hành mới nhiều quy định mới về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Quy trình công tác cán bộ tiếp tục được đổi mới…Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội ngũ cán bộ các cấp, gắn liền với tiêu chuẩn, chức danh và quy hoạch cán bộ được quan tâm, chú trọng và đầu tư tương xứng. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được chú trọng đổi mới, gắn với nhu cầu thực tiễn. Những cán bộ được điều động, luân chuyển cơ bản phù hợp, đáp ứng với yêu cầu được giao và khẳng định năng lực lãnh đạo, quản lý bằng những kết quả cụ thể…”[8].
Bên cạnh những kết quả đó, chúng ta cũng nghiêm túc thấy rằng còn có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong khi cách mạng đòi hỏi sự phấn đấu kiên định và bền bỉ để thực hiện mục tiêu lý tưởng thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại giảm sút ý chí, phai nhạt lí tưởng, dao động, mơ hồ về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đáng chú ý có cả một số cán bộ, đảng viên cấp cao làm trái Cương lĩnh, Điều lệ đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước, thiếu tinh thần trách nhiệm khi giải quyết những vấn đề của đất nước cũng như của địa phương mình, ngành mình, đơn vị mình; một bộ phận làm việc cầm chừng, chờ đợi, thiếu tinh thần đồng cam cộng khổ, chỉ lo vun vén cá nhân, tham nhũng, hối lộ, đặc quyền, đặc lợi, cục bộ địa phương, cơ hội, chỉ coi trọng giá trị vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, nặng về lợi ích thực dụng trước mắt, xem nhẹ lợi ích cơ bản lâu dài. Hơn nữa, trong khi cách mạng đòi hỏi đảng viên và người lãnh đạo phải gần gũi dân, đi sát cơ sở, đi sâu vào thực tiễn, thấu hiểu nguyện vọng của đồng bào, lắng nghe ý kiến và học tập kinh nghiệm của quần chúng, tổ chức thực hiện cụ thể, giải quyết kịp thời các vấn đề nóng hổi trong cuộc sống thì lại xa dân, quan liêu, đại khái, hống hách, sách nhiễu, không tôn trọng Nhân dân, không lấy kết quả chăm lo đời sống Nhân dân làm thước đo.
Vì vậy, công việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên được coi là “ then chốt của then chốt” càng cần được coi trọng hơn bao giờ hết, như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[9].
Để tiếp tục nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh có hiệu quả thì công tác đào tạo, bồi dưỡng phải tiến hành nhanh, chắc và đồng bộ để kịp thời tiếp thu tri thức, khoa học kỹ thuật của nhân loại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiếp tục tăng cường kỷ luật, pháp luật,công khai minh bạch trong công tác đào tạo, bố trí và quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, đảm bảo lựa chọn được những người có đức có tài “vừa hồng”, “vừa chuyên” vào bộ máy và cơ quan lãnh đạo các cấp. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với Nhân dân. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, tinh thần vì Nhân dân phục vụ của cán bộ, đảng viên nhất là là cán bộ chủ chốt và người đứng đầu. Lấy kết quả, hiệu quả, sản phẩm thực tế để đánh giá cán bộ. Bảo vệ cán bộ bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Tăng cường, kiểm tra, giám sát, chống chạy chức, chạy quyền.
Thiết thực kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/5/2024), nhớ đến Bác và nhớ lời Bác dạy: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung”, “vì lợi nước, quên lợi nhà”; học Bác từ những điều giản dị, khiêm tốn và trong sáng ấy cũng là thể hiện bản chất của người “công bộc”, người “đầy tớ” của Nhân dân.
Hà Đức
(Nguồn: Tùng Anh - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa)
[1]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.309
[2]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.292
[3]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr. 88
[4]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 278
[5]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 278
[6]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr. 322
[7]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 25
[8]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 193-194
[9]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 111-112
[2]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.292
[3]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr. 88
[4]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 278
[5]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 278
[6]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr. 322
[7]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 25
[8]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 193-194
[9]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 111-112
Tin cùng chuyên mục
-
Lễ công bố Quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
17/08/2024 09:59:36 -
Ra mắt Lực lượng tham gia gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
01/07/2024 14:17:57 -
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024)
19/05/2024 13:00:12 -
Triển khai cấp lợn Dự án nuôi lợn đen bản địa năm 2024
19/05/2024 12:47:24
Tháng 5 nhớ Bác - Nhớ lời Bác dạy về đạo đức cách mạng
Đăng lúc: 19/05/2024 12:12:00 (GMT+7)
Đã từ lâu, trong tâm thức của người dân Việt Nam đã có ngày kỷ niệm trọng đại - ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890). Ngày ấy, nhớ đến Người, mỗi người dân của đất nước, trong đó có đội ngũ cán bộ đảng viên, khi nhớ đến đạo đức, nhân cách cao thượng và vô cùng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta lại tự nhắc nhớ đến lời dạy của Người về đạo đức và tư cách người cán bộ của dân, do dân, vì dân, đặc biệt là hai chữ “tài” và “đức”.
Còn nhớ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc viết những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược, Người đã định rõ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[1]. Chúng ta hiểu, đó chính là quan điểm về con người với tính cách vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Đồng thời, cho thấy “cái gốc của mọi công việc” là người cán bộ, mà trong đó,“Đức” tức là đạo đức cách mạng là điều tiên quyết. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời, đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng thì phải đặt lợi ích của Đảng và Nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích cá nhân. Phải hết sức hết lòng phục vụ Nhân dân, vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, luôn gương mẫu trong mọi công việc. Người nêu dẫn chứng sát thực:“cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[2].
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định và yêu cầulàm cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Người cán bộ có đạo đức cách mạng thì nghĩ, nói và làm phải thống nhất. Người chỉ rõ: “Nói một đằng, làm một nẻo” là điều tối kỵ đối với người cán bộ. “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”, người cán bộ một khi đã không được dân tin, dân phục, dân yêu thì chỉ là người “vô tích sự, không làm nên trò trống gì”.
Đức rất quan trọng và có tính quyết định như vậy, nhưng tài thì sao? Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ví người cán bộ chỉ có đức mà thiếu tài thì cũng chẳng khác nào “những ông bụt ngồi ở trong chùa”. “Tài” hiểu theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm cả năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn. Muốn có được những năng lực đó, người cán bộ phải chịu khó học tập, rèn luyện, trước hết là học tập lý luận Mác - Lênin, sau đó phải chịu khó lăn lộn trong thực tiễn. Bởi vì theo Người, lý luận luôn được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động.
Nhưng có đức, có tài vẫn chưa đủ, người cán bộ còn phải có phong cách công tác khoa học. Theo Hồ Chí Minh, muốn có phong cách công tác khoa học phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái; chống bệnh ham chuộng hình thức, chỉ nhằm về hình thức bề ngoài, chỉ muốn phô trương cho oai; chống cách làm việc theo lối bàn giấy, ngồi một nơi “chỉ tay năm ngón”, không chịu đi thực tế địa phương để nắm bắt tình hình, không lấy kết quả chăm lo đời sống Nhân dân làm thước đo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu phải: Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ. Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ mới bố trí và sử dụng đúng cán bộ, mới phát hiện đúng ai là cán bộ tốt, ai là cán bộ xấu, ai là người có tài, ai là kẻ bất tài; mới kích thích mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong con người cán bộ. Muốn đánh giá đúng cán bộ phải căn cứ vào những chuẩn mực nhất định, những chuẩn mực đó có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Dùng cán bộ phải đặt người đúng việc, vì việc mà đặt người, chứ không phải vì người mà đặt việc. Bác thường căn dặn: “Chúng ta phải nhớ rằng, người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của họ và giúp họ chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được. Khéo dùng cán bộ còn thể hiện ở chỗ biết kết hợp các thế hệ cán bộ một cách đúng đắn”[3]. Người chỉ rõ: “Trong đội ngũ cán bộ của Đảng có cán bộ già, cán bộ trẻ. Cán bộ già là vốn quý của Đảng, họ có kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tế đấu tranh. Nhưng cũng có một số cán bộ già đến một thời kỳ nào đấy là dừng lại, không tiến lên được, hay bám lấy cái cũ, không nhạy cảm với cái mới. Còn cán bộ trẻ tuy chưa có được ưu điểm như cán bộ già nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập cho nên tiến bộ rất nhanh”[4]. Vì vậy, “phải khéo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ. Không nên coi thường cán bộ trẻ, đảng viên trẻ nói gì cũng gạt đi, cho là “trứng khôn hơn vịt”, “măng mọc quá tre”. Thời đại của ta hiện nay rất oanh liệt, xã hội, thế giới phát triển rất nhanh. Thế mà các đồng chí lại coi thường cán bộ trẻ là không đúng. Còn cán bộ trẻ không được kêu ngạo, phải khiêm tốn học hỏi các đồng chí già có kinh nghiệm”[5]. Muốn dùng cán bộ cho đúng còn phải hết sức khách quan, công tâm và phải chống tư tưởng “địa phương chủ nghĩa”, “óc bè phái”, “óc hẹp hòi”, “ai hẩu với mình dù có tài cũng dìm họ xuống, họ nói phải mấy cũng không nghe”.Người ân cần nhắc nhở: “Cất nhắc cán bộ, không nên làm như giã gạo. Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ có sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”[6].
Học tập và làm theo Bác, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[7]. Cùng với đó, công tác cán bộ luôn được đề cao: “đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới… xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ… Hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ; xây dựng bổ sung, sửa đổi và ban hành mới nhiều quy định mới về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Quy trình công tác cán bộ tiếp tục được đổi mới…Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội ngũ cán bộ các cấp, gắn liền với tiêu chuẩn, chức danh và quy hoạch cán bộ được quan tâm, chú trọng và đầu tư tương xứng. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được chú trọng đổi mới, gắn với nhu cầu thực tiễn. Những cán bộ được điều động, luân chuyển cơ bản phù hợp, đáp ứng với yêu cầu được giao và khẳng định năng lực lãnh đạo, quản lý bằng những kết quả cụ thể…”[8].
Bên cạnh những kết quả đó, chúng ta cũng nghiêm túc thấy rằng còn có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong khi cách mạng đòi hỏi sự phấn đấu kiên định và bền bỉ để thực hiện mục tiêu lý tưởng thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại giảm sút ý chí, phai nhạt lí tưởng, dao động, mơ hồ về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đáng chú ý có cả một số cán bộ, đảng viên cấp cao làm trái Cương lĩnh, Điều lệ đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước, thiếu tinh thần trách nhiệm khi giải quyết những vấn đề của đất nước cũng như của địa phương mình, ngành mình, đơn vị mình; một bộ phận làm việc cầm chừng, chờ đợi, thiếu tinh thần đồng cam cộng khổ, chỉ lo vun vén cá nhân, tham nhũng, hối lộ, đặc quyền, đặc lợi, cục bộ địa phương, cơ hội, chỉ coi trọng giá trị vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, nặng về lợi ích thực dụng trước mắt, xem nhẹ lợi ích cơ bản lâu dài. Hơn nữa, trong khi cách mạng đòi hỏi đảng viên và người lãnh đạo phải gần gũi dân, đi sát cơ sở, đi sâu vào thực tiễn, thấu hiểu nguyện vọng của đồng bào, lắng nghe ý kiến và học tập kinh nghiệm của quần chúng, tổ chức thực hiện cụ thể, giải quyết kịp thời các vấn đề nóng hổi trong cuộc sống thì lại xa dân, quan liêu, đại khái, hống hách, sách nhiễu, không tôn trọng Nhân dân, không lấy kết quả chăm lo đời sống Nhân dân làm thước đo.
Vì vậy, công việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên được coi là “ then chốt của then chốt” càng cần được coi trọng hơn bao giờ hết, như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[9].
Để tiếp tục nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh có hiệu quả thì công tác đào tạo, bồi dưỡng phải tiến hành nhanh, chắc và đồng bộ để kịp thời tiếp thu tri thức, khoa học kỹ thuật của nhân loại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiếp tục tăng cường kỷ luật, pháp luật,công khai minh bạch trong công tác đào tạo, bố trí và quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, đảm bảo lựa chọn được những người có đức có tài “vừa hồng”, “vừa chuyên” vào bộ máy và cơ quan lãnh đạo các cấp. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với Nhân dân. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, tinh thần vì Nhân dân phục vụ của cán bộ, đảng viên nhất là là cán bộ chủ chốt và người đứng đầu. Lấy kết quả, hiệu quả, sản phẩm thực tế để đánh giá cán bộ. Bảo vệ cán bộ bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Tăng cường, kiểm tra, giám sát, chống chạy chức, chạy quyền.
Thiết thực kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/5/2024), nhớ đến Bác và nhớ lời Bác dạy: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung”, “vì lợi nước, quên lợi nhà”; học Bác từ những điều giản dị, khiêm tốn và trong sáng ấy cũng là thể hiện bản chất của người “công bộc”, người “đầy tớ” của Nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định và yêu cầulàm cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Người cán bộ có đạo đức cách mạng thì nghĩ, nói và làm phải thống nhất. Người chỉ rõ: “Nói một đằng, làm một nẻo” là điều tối kỵ đối với người cán bộ. “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”, người cán bộ một khi đã không được dân tin, dân phục, dân yêu thì chỉ là người “vô tích sự, không làm nên trò trống gì”.
Đức rất quan trọng và có tính quyết định như vậy, nhưng tài thì sao? Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ví người cán bộ chỉ có đức mà thiếu tài thì cũng chẳng khác nào “những ông bụt ngồi ở trong chùa”. “Tài” hiểu theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm cả năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn. Muốn có được những năng lực đó, người cán bộ phải chịu khó học tập, rèn luyện, trước hết là học tập lý luận Mác - Lênin, sau đó phải chịu khó lăn lộn trong thực tiễn. Bởi vì theo Người, lý luận luôn được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động.
Nhưng có đức, có tài vẫn chưa đủ, người cán bộ còn phải có phong cách công tác khoa học. Theo Hồ Chí Minh, muốn có phong cách công tác khoa học phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái; chống bệnh ham chuộng hình thức, chỉ nhằm về hình thức bề ngoài, chỉ muốn phô trương cho oai; chống cách làm việc theo lối bàn giấy, ngồi một nơi “chỉ tay năm ngón”, không chịu đi thực tế địa phương để nắm bắt tình hình, không lấy kết quả chăm lo đời sống Nhân dân làm thước đo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu phải: Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ. Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ mới bố trí và sử dụng đúng cán bộ, mới phát hiện đúng ai là cán bộ tốt, ai là cán bộ xấu, ai là người có tài, ai là kẻ bất tài; mới kích thích mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong con người cán bộ. Muốn đánh giá đúng cán bộ phải căn cứ vào những chuẩn mực nhất định, những chuẩn mực đó có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Dùng cán bộ phải đặt người đúng việc, vì việc mà đặt người, chứ không phải vì người mà đặt việc. Bác thường căn dặn: “Chúng ta phải nhớ rằng, người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của họ và giúp họ chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được. Khéo dùng cán bộ còn thể hiện ở chỗ biết kết hợp các thế hệ cán bộ một cách đúng đắn”[3]. Người chỉ rõ: “Trong đội ngũ cán bộ của Đảng có cán bộ già, cán bộ trẻ. Cán bộ già là vốn quý của Đảng, họ có kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tế đấu tranh. Nhưng cũng có một số cán bộ già đến một thời kỳ nào đấy là dừng lại, không tiến lên được, hay bám lấy cái cũ, không nhạy cảm với cái mới. Còn cán bộ trẻ tuy chưa có được ưu điểm như cán bộ già nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập cho nên tiến bộ rất nhanh”[4]. Vì vậy, “phải khéo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ. Không nên coi thường cán bộ trẻ, đảng viên trẻ nói gì cũng gạt đi, cho là “trứng khôn hơn vịt”, “măng mọc quá tre”. Thời đại của ta hiện nay rất oanh liệt, xã hội, thế giới phát triển rất nhanh. Thế mà các đồng chí lại coi thường cán bộ trẻ là không đúng. Còn cán bộ trẻ không được kêu ngạo, phải khiêm tốn học hỏi các đồng chí già có kinh nghiệm”[5]. Muốn dùng cán bộ cho đúng còn phải hết sức khách quan, công tâm và phải chống tư tưởng “địa phương chủ nghĩa”, “óc bè phái”, “óc hẹp hòi”, “ai hẩu với mình dù có tài cũng dìm họ xuống, họ nói phải mấy cũng không nghe”.Người ân cần nhắc nhở: “Cất nhắc cán bộ, không nên làm như giã gạo. Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ có sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”[6].
Học tập và làm theo Bác, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[7]. Cùng với đó, công tác cán bộ luôn được đề cao: “đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới… xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ… Hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ; xây dựng bổ sung, sửa đổi và ban hành mới nhiều quy định mới về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Quy trình công tác cán bộ tiếp tục được đổi mới…Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội ngũ cán bộ các cấp, gắn liền với tiêu chuẩn, chức danh và quy hoạch cán bộ được quan tâm, chú trọng và đầu tư tương xứng. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được chú trọng đổi mới, gắn với nhu cầu thực tiễn. Những cán bộ được điều động, luân chuyển cơ bản phù hợp, đáp ứng với yêu cầu được giao và khẳng định năng lực lãnh đạo, quản lý bằng những kết quả cụ thể…”[8].
Bên cạnh những kết quả đó, chúng ta cũng nghiêm túc thấy rằng còn có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong khi cách mạng đòi hỏi sự phấn đấu kiên định và bền bỉ để thực hiện mục tiêu lý tưởng thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại giảm sút ý chí, phai nhạt lí tưởng, dao động, mơ hồ về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đáng chú ý có cả một số cán bộ, đảng viên cấp cao làm trái Cương lĩnh, Điều lệ đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước, thiếu tinh thần trách nhiệm khi giải quyết những vấn đề của đất nước cũng như của địa phương mình, ngành mình, đơn vị mình; một bộ phận làm việc cầm chừng, chờ đợi, thiếu tinh thần đồng cam cộng khổ, chỉ lo vun vén cá nhân, tham nhũng, hối lộ, đặc quyền, đặc lợi, cục bộ địa phương, cơ hội, chỉ coi trọng giá trị vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, nặng về lợi ích thực dụng trước mắt, xem nhẹ lợi ích cơ bản lâu dài. Hơn nữa, trong khi cách mạng đòi hỏi đảng viên và người lãnh đạo phải gần gũi dân, đi sát cơ sở, đi sâu vào thực tiễn, thấu hiểu nguyện vọng của đồng bào, lắng nghe ý kiến và học tập kinh nghiệm của quần chúng, tổ chức thực hiện cụ thể, giải quyết kịp thời các vấn đề nóng hổi trong cuộc sống thì lại xa dân, quan liêu, đại khái, hống hách, sách nhiễu, không tôn trọng Nhân dân, không lấy kết quả chăm lo đời sống Nhân dân làm thước đo.
Vì vậy, công việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên được coi là “ then chốt của then chốt” càng cần được coi trọng hơn bao giờ hết, như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[9].
Để tiếp tục nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh có hiệu quả thì công tác đào tạo, bồi dưỡng phải tiến hành nhanh, chắc và đồng bộ để kịp thời tiếp thu tri thức, khoa học kỹ thuật của nhân loại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiếp tục tăng cường kỷ luật, pháp luật,công khai minh bạch trong công tác đào tạo, bố trí và quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, đảm bảo lựa chọn được những người có đức có tài “vừa hồng”, “vừa chuyên” vào bộ máy và cơ quan lãnh đạo các cấp. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với Nhân dân. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, tinh thần vì Nhân dân phục vụ của cán bộ, đảng viên nhất là là cán bộ chủ chốt và người đứng đầu. Lấy kết quả, hiệu quả, sản phẩm thực tế để đánh giá cán bộ. Bảo vệ cán bộ bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Tăng cường, kiểm tra, giám sát, chống chạy chức, chạy quyền.
Thiết thực kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/5/2024), nhớ đến Bác và nhớ lời Bác dạy: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung”, “vì lợi nước, quên lợi nhà”; học Bác từ những điều giản dị, khiêm tốn và trong sáng ấy cũng là thể hiện bản chất của người “công bộc”, người “đầy tớ” của Nhân dân.
Hà Đức
(Nguồn: Tùng Anh - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa)
[1]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.309
[2]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.292
[3]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr. 88
[4]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 278
[5]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 278
[6]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr. 322
[7]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 25
[8]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 193-194
[9]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 111-112
[2]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.292
[3]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr. 88
[4]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 278
[5]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 278
[6]HỒ CHÍ MINH: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr. 322
[7]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 25
[8]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 193-194
[9]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 111-112
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)