Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
100797

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM DỊP TẾT TRUNG THU NĂM 2022

Ngày 08/09/2022 15:51:16

Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương, quốc gia. Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố, cơ sở phục vụ bữa ăn tập thể không được cấp phép, quán ăn vỉa hè.

 Tết Trung thu đang đến gần, vì vậy nhu cầu tiêu dùng với các sản phẩm bánh kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Tuy nhiên các sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn từ các nguyên nhân sau:
1. Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao, nên năm nào vào dịp này cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất. Bên cạnh các cơ sở có đăng ký đầy đủ thủ tục an toàn thực phẩm đảm bảo được quy trình sản xuất an toàn cho các loại bánh; còn có những cơ sở nhỏ, thủ công không đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kinh doanh online với danh nghĩa bánh nhà làm…) đã cố ý hoặc vô ý sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không đảm bảo, cơ sở chật hẹp, nhân viên không được kiểm tra sức khỏe, nặn bánh trực tiếp bằng tay chưa rửa sạch, sử dụng các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế… gây độc hại cho người ăn.
2. Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu thường có trứng, thịt, hoa quả, xúc xích, lạp xưởng…là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Tuy các loại bánh trung thu không đảm bảo an toàn ăn vào không gây ngộ độc cấp, nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan nội tạng như gan, thận… Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo đến tất cả người tiêu dùng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để mọi người cùng đón một cái Tết Trung thu an lành và đầm ấm thì nên:
– Thứ nhất: Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không ham rẻ mà mua những sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ.
–Thứ hai: Nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra kỹ nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng; không sử dụng bánh đã mốc, hỏng.
– Thứ 3: Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, theo đúng quy định ghi trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.
– Thứ 4: Rửa tay sạch trước khi cắt, trước khi ăn bánh. Dụng cụ cắt bánh phải sạch sẽ. Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm. Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chữa trị kịp thời và giữ lại mẫu thức ăn nếu đang còn lại.
Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa trung thu, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định. Mỗi người hãy trở thành người tiêu dùng thông thái: biết cách chọn mua và sử dụng bánh trung thu đảm bảo an toàn.
Hà Đức (st)

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM DỊP TẾT TRUNG THU NĂM 2022

Đăng lúc: 08/09/2022 15:51:16 (GMT+7)

Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương, quốc gia. Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố, cơ sở phục vụ bữa ăn tập thể không được cấp phép, quán ăn vỉa hè.

 Tết Trung thu đang đến gần, vì vậy nhu cầu tiêu dùng với các sản phẩm bánh kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Tuy nhiên các sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn từ các nguyên nhân sau:
1. Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao, nên năm nào vào dịp này cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất. Bên cạnh các cơ sở có đăng ký đầy đủ thủ tục an toàn thực phẩm đảm bảo được quy trình sản xuất an toàn cho các loại bánh; còn có những cơ sở nhỏ, thủ công không đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kinh doanh online với danh nghĩa bánh nhà làm…) đã cố ý hoặc vô ý sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không đảm bảo, cơ sở chật hẹp, nhân viên không được kiểm tra sức khỏe, nặn bánh trực tiếp bằng tay chưa rửa sạch, sử dụng các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế… gây độc hại cho người ăn.
2. Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu thường có trứng, thịt, hoa quả, xúc xích, lạp xưởng…là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Tuy các loại bánh trung thu không đảm bảo an toàn ăn vào không gây ngộ độc cấp, nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan nội tạng như gan, thận… Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo đến tất cả người tiêu dùng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để mọi người cùng đón một cái Tết Trung thu an lành và đầm ấm thì nên:
– Thứ nhất: Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không ham rẻ mà mua những sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ.
–Thứ hai: Nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra kỹ nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng; không sử dụng bánh đã mốc, hỏng.
– Thứ 3: Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, theo đúng quy định ghi trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.
– Thứ 4: Rửa tay sạch trước khi cắt, trước khi ăn bánh. Dụng cụ cắt bánh phải sạch sẽ. Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm. Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chữa trị kịp thời và giữ lại mẫu thức ăn nếu đang còn lại.
Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa trung thu, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định. Mỗi người hãy trở thành người tiêu dùng thông thái: biết cách chọn mua và sử dụng bánh trung thu đảm bảo an toàn.
Hà Đức (st)
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)