Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
100797

Triển khai chương trình trồng cây gai xanh tại bản Lếp

Ngày 15/08/2022 21:35:26

Thực hiện chương trình phối hợp giữa UBND xã Nam Tiến, công ty An Phước và 27 hộ gia đình tại bản Lếp xã Nam Tiến. Bắt đầu từ ngày 10/8/2022, bà con nhân dân đã tổ chức trồng cây gai xanh đợt 1 với diện tích khoảng 3 ha

 Cây gai xanh là một trong những cây công nghiệp tiềm năng, có giá trị kinh tế cao đang được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới và được triển khai trồng đại trà ở Việt Nam. Hiện có hơn 2.000ha chuyên canh cây gai xanh phân bố ở 14 tỉnh, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến sợi gai tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa có công suất thiết kế 10 nghìn tấn cọc sợi, 1.400 tấn bông gai/năm.
7.jpg
Tại Thanh Hoá, tính đến hết tháng 6/2022, tổng diện tích trồng cây gai xanh trên địa bàn toàn tỉnh đạt 770 ha; trong đó, diện tích lưu gốc 460 ha, diện tích trồng mới năm 2022 đạt 310 ha (bằng 31% kế hoạch năm 2022). Các địa phương có tỷ lệ diện tích trồng mới đạt từ 30% trở lên so với kế hoạch, gồm: Huyện Mường Lát 64,19/208 ha, đạt 30,9%; huyện Như Thanh 8,2/26 ha, đạt 31,5%; huyện Cẩm Thủy 116,4/300 ha, đạt 38,8%; huyện Thường Xuân 2,4/6 ha, đạt 40%; huyện Hoằng Hóa 2/5 ha, đạt 40%; huyện Thạch Thành 27,3/65 ha, đạt 42%; Nông Cống 11/20 ha, đạt 55%; Yên Định 8/10 ha, đạt 80%... Trong đó, một số hộ gia đình tại các huyện: Cẩm Thủy, Thạch Thành, Hoằng Hóa đã có diện tích trồng gai xanh cho thu hoạch đạt 5 lần/năm, năng suất bình quân đạt 0,8 - 1 tấn/lần thu hoạch, sản lượng đạt từ 4 - 5 tấn/ha, lợi nhuận đạt 135 - 150 triệu đồng/ha/năm. Tổng sản lượng vỏ gai khô 6 tháng đầu năm ước đạt 270 tấn; giá trị sản xuất ước đạt 12.420 triệu đồng.
5.jpg
Để phát triển vùng nguyên liệu tại huyện Quan Hoá, cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần thúc đẩy kinh tế của người dân. Sau khi được công ty An Phước và Phòng Nông nghiệp huyện Quan Hoá khảo sát đất tại khu vực suối Cha Lía (thuộc bản Lếp, xã Nam Tiến) cho thấy chất đất phù hợp với việc trồng cây gai xanh. Uỷ ban nhân dân xã Nam Tiến đã tổ chức gặp mặt, vận động các hộ dân đăng ký và thực hiện triển khai trồng cây gai xanh. Đến ngày 10/8/2022, sau khi tiếp nhận 80.000 cây giống, bà con nhân dân bản Lếp đã tiến hành trồng cho diện tích 3 ha. Dự kiến, số giống còn lại sẽ được chuyển đến tay người dân để trồng cho diện tích còn lại, tổng diện tích khoảng 10ha.
1.jpg
4.jpg
3.jpg
6.jpg
Với điều kiện thổ nhưỡng đã được khảo sát đánh giá là thích hợp cho cây gai xanh phát triển, cũng như những cơ chế hộ trợ phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh của tỉnh và sự hợp tác của công ty An Phước. Cây gai xanh hi vọng sẽ trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, tìm ra được loại cây trồng phù hợp trên vùng núi cao Nam Tiến.
Hà Đức

Triển khai chương trình trồng cây gai xanh tại bản Lếp

Đăng lúc: 15/08/2022 21:35:26 (GMT+7)

Thực hiện chương trình phối hợp giữa UBND xã Nam Tiến, công ty An Phước và 27 hộ gia đình tại bản Lếp xã Nam Tiến. Bắt đầu từ ngày 10/8/2022, bà con nhân dân đã tổ chức trồng cây gai xanh đợt 1 với diện tích khoảng 3 ha

 Cây gai xanh là một trong những cây công nghiệp tiềm năng, có giá trị kinh tế cao đang được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới và được triển khai trồng đại trà ở Việt Nam. Hiện có hơn 2.000ha chuyên canh cây gai xanh phân bố ở 14 tỉnh, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến sợi gai tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa có công suất thiết kế 10 nghìn tấn cọc sợi, 1.400 tấn bông gai/năm.
7.jpg
Tại Thanh Hoá, tính đến hết tháng 6/2022, tổng diện tích trồng cây gai xanh trên địa bàn toàn tỉnh đạt 770 ha; trong đó, diện tích lưu gốc 460 ha, diện tích trồng mới năm 2022 đạt 310 ha (bằng 31% kế hoạch năm 2022). Các địa phương có tỷ lệ diện tích trồng mới đạt từ 30% trở lên so với kế hoạch, gồm: Huyện Mường Lát 64,19/208 ha, đạt 30,9%; huyện Như Thanh 8,2/26 ha, đạt 31,5%; huyện Cẩm Thủy 116,4/300 ha, đạt 38,8%; huyện Thường Xuân 2,4/6 ha, đạt 40%; huyện Hoằng Hóa 2/5 ha, đạt 40%; huyện Thạch Thành 27,3/65 ha, đạt 42%; Nông Cống 11/20 ha, đạt 55%; Yên Định 8/10 ha, đạt 80%... Trong đó, một số hộ gia đình tại các huyện: Cẩm Thủy, Thạch Thành, Hoằng Hóa đã có diện tích trồng gai xanh cho thu hoạch đạt 5 lần/năm, năng suất bình quân đạt 0,8 - 1 tấn/lần thu hoạch, sản lượng đạt từ 4 - 5 tấn/ha, lợi nhuận đạt 135 - 150 triệu đồng/ha/năm. Tổng sản lượng vỏ gai khô 6 tháng đầu năm ước đạt 270 tấn; giá trị sản xuất ước đạt 12.420 triệu đồng.
5.jpg
Để phát triển vùng nguyên liệu tại huyện Quan Hoá, cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần thúc đẩy kinh tế của người dân. Sau khi được công ty An Phước và Phòng Nông nghiệp huyện Quan Hoá khảo sát đất tại khu vực suối Cha Lía (thuộc bản Lếp, xã Nam Tiến) cho thấy chất đất phù hợp với việc trồng cây gai xanh. Uỷ ban nhân dân xã Nam Tiến đã tổ chức gặp mặt, vận động các hộ dân đăng ký và thực hiện triển khai trồng cây gai xanh. Đến ngày 10/8/2022, sau khi tiếp nhận 80.000 cây giống, bà con nhân dân bản Lếp đã tiến hành trồng cho diện tích 3 ha. Dự kiến, số giống còn lại sẽ được chuyển đến tay người dân để trồng cho diện tích còn lại, tổng diện tích khoảng 10ha.
1.jpg
4.jpg
3.jpg
6.jpg
Với điều kiện thổ nhưỡng đã được khảo sát đánh giá là thích hợp cho cây gai xanh phát triển, cũng như những cơ chế hộ trợ phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh của tỉnh và sự hợp tác của công ty An Phước. Cây gai xanh hi vọng sẽ trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, tìm ra được loại cây trồng phù hợp trên vùng núi cao Nam Tiến.
Hà Đức
Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)