Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
100797

KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐÁM CHÁY THIẾT BỊ ĐIỆN TẠI GIA ĐÌNH

Ngày 07/09/2022 11:25:20

Hiện nay nhu cầu sử dụng thiết bị điện sinh hoạt công suất lớn trong các hộ gia đình tăng cao như: quạt điện, ấm siêu tốc, máy sưởi, bình nóng lạnh, điều hòa, máy giặt, lò vi sóng… dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố hệ thống điện, chập cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nhiều vụ cháy thiết bị điện người tham gia chữa cháy không biết cách xử lý dẫn đến cháy lớn hoặc gây nguy hiểm đến chính những người tham gia chữa cháy.

phòng cháy 2.jpgphòng cháy 3.jpg
 Cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo cách xử lý khi xảy ra cháy các thiết bị điện trong mỗi gia đình trình tự như sau:
 Bước 1: Khi phát hiện ra đám cháy phát sinh từ các thiết bị điện, phải lập tức ngắt cầu dao điện của khu vực đang xảy ra cháy hoặc ngắt điện cầu giao tổng của toàn bộ ngôi nhà.
 Bước 2: Nhanh chóng sử dụng bình chữa cháy xách tay (bình chữa cháy dạng khí, dạng bột …) để dập lửa, hoặc sử dụng chăn, quần áo, rèm cửa… nhúng nước che phủ bao trùm toàn bộ diện tích thiết bị điện đang cháy (chú ý tuyệt đối không được sử dụng nước để dập cháy khi chưa cắt điện hoàn toàn).
 Bước 3: Trong mọi trường hợp khi có cháy nổ xảy ra, phải gọi điện báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số điện thoại 114 để được hỗ trợ.
 Lưu ý:
- Trường hợp đám cháy đã phát triển lớn, cần hô hoán, báo động cho mọi người trong nhà biết để nhanh chóng thoát nạn ra khu vực an toàn.
- Khi lối thoát ra ngoài đã bị khói che phủ, nhiệt độ cao thì hãy dùng khăn mềm thấm nước hoặc mặt nạ phòng độc để bảo vệ đường hô hấp, cơ thể; hạ thấp người khi di chuyển; tuyệt đối không trốn, nấp trong phòng, nhà vệ sinh …
- Trường hợp nhà có nhiều tầng mà đám cháy đã phát triển mạnh ở tầng 1, người trong nhà không thể thoát nạn qua lối cửa chính thì nhanh chóng sơ tán mọi người lên sân thượng hoặc các tầng trên, thoát nạn qua ban công, tum sang nhà bên cạnh và thoát ra nơi an toàn, cần chú ý các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thoát nạn.
- Thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra, kịp thời phát hiện, sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng hệ thống điện, các thiết bị điện có công suất lớn và các thiết bị tiêu thụ điện khác khi có nguy cơ mất an toàn, xảy ra cháy, nổ./.
Hà Đức
Nguồn: Công an xã Nam Tiến

KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐÁM CHÁY THIẾT BỊ ĐIỆN TẠI GIA ĐÌNH

Đăng lúc: 07/09/2022 11:25:20 (GMT+7)

Hiện nay nhu cầu sử dụng thiết bị điện sinh hoạt công suất lớn trong các hộ gia đình tăng cao như: quạt điện, ấm siêu tốc, máy sưởi, bình nóng lạnh, điều hòa, máy giặt, lò vi sóng… dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố hệ thống điện, chập cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nhiều vụ cháy thiết bị điện người tham gia chữa cháy không biết cách xử lý dẫn đến cháy lớn hoặc gây nguy hiểm đến chính những người tham gia chữa cháy.

phòng cháy 2.jpgphòng cháy 3.jpg
 Cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo cách xử lý khi xảy ra cháy các thiết bị điện trong mỗi gia đình trình tự như sau:
 Bước 1: Khi phát hiện ra đám cháy phát sinh từ các thiết bị điện, phải lập tức ngắt cầu dao điện của khu vực đang xảy ra cháy hoặc ngắt điện cầu giao tổng của toàn bộ ngôi nhà.
 Bước 2: Nhanh chóng sử dụng bình chữa cháy xách tay (bình chữa cháy dạng khí, dạng bột …) để dập lửa, hoặc sử dụng chăn, quần áo, rèm cửa… nhúng nước che phủ bao trùm toàn bộ diện tích thiết bị điện đang cháy (chú ý tuyệt đối không được sử dụng nước để dập cháy khi chưa cắt điện hoàn toàn).
 Bước 3: Trong mọi trường hợp khi có cháy nổ xảy ra, phải gọi điện báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số điện thoại 114 để được hỗ trợ.
 Lưu ý:
- Trường hợp đám cháy đã phát triển lớn, cần hô hoán, báo động cho mọi người trong nhà biết để nhanh chóng thoát nạn ra khu vực an toàn.
- Khi lối thoát ra ngoài đã bị khói che phủ, nhiệt độ cao thì hãy dùng khăn mềm thấm nước hoặc mặt nạ phòng độc để bảo vệ đường hô hấp, cơ thể; hạ thấp người khi di chuyển; tuyệt đối không trốn, nấp trong phòng, nhà vệ sinh …
- Trường hợp nhà có nhiều tầng mà đám cháy đã phát triển mạnh ở tầng 1, người trong nhà không thể thoát nạn qua lối cửa chính thì nhanh chóng sơ tán mọi người lên sân thượng hoặc các tầng trên, thoát nạn qua ban công, tum sang nhà bên cạnh và thoát ra nơi an toàn, cần chú ý các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thoát nạn.
- Thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra, kịp thời phát hiện, sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng hệ thống điện, các thiết bị điện có công suất lớn và các thiết bị tiêu thụ điện khác khi có nguy cơ mất an toàn, xảy ra cháy, nổ./.
Hà Đức
Nguồn: Công an xã Nam Tiến
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)