Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
100797

Đồng chí Hà Thị Hương – TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện kiểm tra tiến độ trồng cây gai xanh tại xã Nam Tiến

Ngày 30/08/2022 09:27:14

Vào chiều ngày 28/8/2022 đoàn công tác của Huyện ủy Quan Hóa do đồng chí Hà Thị Hương – TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa dự án trồng cây gai xanh tại xã Nam Tiến.

1.jpg
Tham gia đoàn công tác có đồng chí Đỗ Minh Việt, Trưởng Ban Tuyên giáo – Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện; lãnh đạo văn phòng Huyện ủy và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quan Hóa; lãnh đạo Đảng ủy – UBND và 1 số ban ngành đoàn thể xã Nam Tiến.Tham gia đoàn công tác có đồng chí Đỗ Minh Việt, Trưởng Ban Tuyên giáo – Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện; lãnh đạo văn phòng Huyện ủy và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quan Hóa; lãnh đạo Đảng ủy – UBND và 1 số ban ngành đoàn thể xã Nam Tiến.
2.jpg
Đối với dự án trồng cây gai xanh tại xã Nam Tiến Mô hình trồng khảo nghiệm giống cây gai xanh từ tháng 8/2022 với diện tích 10 ha. Sau khi kiểm tra thực địa mô hình trồng khảo nghiệm giống cây gai xanh tại xã Nam Tiến, đồng chí Hà Thị Hương – TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đánh giá đây là giống cây trồng mới, hiện đang được trồng thí điểm. Tuy nhiên, để cây gai xanh sinh trưởng và phát triển tốt và đạt được năng suất như mong đợi, đồng chí đề nghị xã Nam tiến tiếp tục hướng dẫn cho người dân cách trồng và chăm sóc cây đúng kỹ thuật để đảm bảo đạt năng xuất cao trong những đợt thu hoạch.
3.jpg
Để phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh thực hiện Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 24-4-2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, UBND huyện Quan Hóa được giao diện tích 21ha thực hiện trên 5 xã là Hiền Chung; Nam Tiến; Nam Xuân; Phú Sơn và xã Thành Sơn.
4.jpg
Cây gai xanh là cây trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm, là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, thích hợp nhiều chân đất. Cây gai xanh là cây có tiềm năng, dư địa phát triển vùng nguyên liệu, vì vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương đã định hướng xác định vùng sản xuất, đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất; đồng thời ban hành cơ chế, chính sách riêng cho cây gai xanh nhằm tạo động lực, nguồn lực để hỗ trợ cho sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu. Ngoài ra, Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) được đầu tư, đi vào hoạt động khá hiệu quả và đang đồng hành cùng người dân liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tạo niềm tin cho người trồng cây gai xanh.
5.jpg
Nhằm khuyến khích phát triển mở rộng diện tích cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, năm 2021 HĐND tỉnh đã ban hành 2 Nghị quyết (Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND, ngày 24-4-2021 và Nghị quyết số 116/2021/NQ-HĐND, ngày 17-7-2021) về cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030). Cụ thể, hỗ trợ 10 triệu đồng/ha khi chuyển đổi cây trồng lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai; hỗ trợ 50% (tối đa 10 triệu đồng/ha) để mua giống trồng mới; hỗ trợ kinh phí mua máy tước vỏ gai với mức 5 triệu đồng/máy. việc phát triển cây gai xanh là cơ hội để huyện Quan Hóa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn sản xuất với chế biến. đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, nhất là các huyện miền núi, góp phần xây dựng thêm hình mẫu phát triển nông nghiệp gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh, đồng thời góp phần tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư khác khi đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Tại thời điểm này Trên cơ sở diện tích cây gai theo quy hoạch và diện tích cụ thể mà các xã đã được giao, Ban thường vụ Huyện uỷ tập trung lãnh đạo chỉ đạo các xã coi phát triển cây gai xanh là giải pháp quan trọng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm đưa loại cây trồng gắn với chế biến, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, xác định rõ diện tích trồng và những diện tích có thể mở rộng để tại địa bàn. Giao các đồng chí huyện uỷ viên phụ trách cấp xã chịu trách nhiệm phát triển diện tích cây gai trên địa bàn mình phụ trách, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho Nhân dân thấy rõ hiệu quả, lợi ích của việc trồng cây gai xanh.
6.jpg
7.jpg
9.jpg

Hà Đức
Nguồn: Hồng Hải - Trung tâm VHTT

Đồng chí Hà Thị Hương – TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện kiểm tra tiến độ trồng cây gai xanh tại xã Nam Tiến

Đăng lúc: 30/08/2022 09:27:14 (GMT+7)

Vào chiều ngày 28/8/2022 đoàn công tác của Huyện ủy Quan Hóa do đồng chí Hà Thị Hương – TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa dự án trồng cây gai xanh tại xã Nam Tiến.

1.jpg
Tham gia đoàn công tác có đồng chí Đỗ Minh Việt, Trưởng Ban Tuyên giáo – Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện; lãnh đạo văn phòng Huyện ủy và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quan Hóa; lãnh đạo Đảng ủy – UBND và 1 số ban ngành đoàn thể xã Nam Tiến.Tham gia đoàn công tác có đồng chí Đỗ Minh Việt, Trưởng Ban Tuyên giáo – Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện; lãnh đạo văn phòng Huyện ủy và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quan Hóa; lãnh đạo Đảng ủy – UBND và 1 số ban ngành đoàn thể xã Nam Tiến.
2.jpg
Đối với dự án trồng cây gai xanh tại xã Nam Tiến Mô hình trồng khảo nghiệm giống cây gai xanh từ tháng 8/2022 với diện tích 10 ha. Sau khi kiểm tra thực địa mô hình trồng khảo nghiệm giống cây gai xanh tại xã Nam Tiến, đồng chí Hà Thị Hương – TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đánh giá đây là giống cây trồng mới, hiện đang được trồng thí điểm. Tuy nhiên, để cây gai xanh sinh trưởng và phát triển tốt và đạt được năng suất như mong đợi, đồng chí đề nghị xã Nam tiến tiếp tục hướng dẫn cho người dân cách trồng và chăm sóc cây đúng kỹ thuật để đảm bảo đạt năng xuất cao trong những đợt thu hoạch.
3.jpg
Để phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh thực hiện Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 24-4-2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, UBND huyện Quan Hóa được giao diện tích 21ha thực hiện trên 5 xã là Hiền Chung; Nam Tiến; Nam Xuân; Phú Sơn và xã Thành Sơn.
4.jpg
Cây gai xanh là cây trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm, là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, thích hợp nhiều chân đất. Cây gai xanh là cây có tiềm năng, dư địa phát triển vùng nguyên liệu, vì vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương đã định hướng xác định vùng sản xuất, đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất; đồng thời ban hành cơ chế, chính sách riêng cho cây gai xanh nhằm tạo động lực, nguồn lực để hỗ trợ cho sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu. Ngoài ra, Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) được đầu tư, đi vào hoạt động khá hiệu quả và đang đồng hành cùng người dân liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tạo niềm tin cho người trồng cây gai xanh.
5.jpg
Nhằm khuyến khích phát triển mở rộng diện tích cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, năm 2021 HĐND tỉnh đã ban hành 2 Nghị quyết (Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND, ngày 24-4-2021 và Nghị quyết số 116/2021/NQ-HĐND, ngày 17-7-2021) về cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030). Cụ thể, hỗ trợ 10 triệu đồng/ha khi chuyển đổi cây trồng lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai; hỗ trợ 50% (tối đa 10 triệu đồng/ha) để mua giống trồng mới; hỗ trợ kinh phí mua máy tước vỏ gai với mức 5 triệu đồng/máy. việc phát triển cây gai xanh là cơ hội để huyện Quan Hóa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn sản xuất với chế biến. đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, nhất là các huyện miền núi, góp phần xây dựng thêm hình mẫu phát triển nông nghiệp gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh, đồng thời góp phần tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư khác khi đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Tại thời điểm này Trên cơ sở diện tích cây gai theo quy hoạch và diện tích cụ thể mà các xã đã được giao, Ban thường vụ Huyện uỷ tập trung lãnh đạo chỉ đạo các xã coi phát triển cây gai xanh là giải pháp quan trọng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm đưa loại cây trồng gắn với chế biến, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, xác định rõ diện tích trồng và những diện tích có thể mở rộng để tại địa bàn. Giao các đồng chí huyện uỷ viên phụ trách cấp xã chịu trách nhiệm phát triển diện tích cây gai trên địa bàn mình phụ trách, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho Nhân dân thấy rõ hiệu quả, lợi ích của việc trồng cây gai xanh.
6.jpg
7.jpg
9.jpg

Hà Đức
Nguồn: Hồng Hải - Trung tâm VHTT
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)