Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
100797

Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020

Ngày 20/01/2020 13:33:35

Vào dịp tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và thực phẩm của người dân tăng cao. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) các mặt hàng phục vụ Tết trở thành vấn đề cần quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng.

 
      Vào dịp tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và thực phẩm của người dân tăng cao. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) các mặt hàng phục vụ Tết đang là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của cơ quan chức năng và người tiêu dùng.
      Hiện nay, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại hàng hóa, thực phẩm như: thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, hoa quả… phục vụ tết với nhiều mẫu mã, nơi sản xuất nên công tác đảm bảo ATTP khó có thể kiểm soát chặt chẽ. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm, phẩm màu không rõ nguồn gốc, xuất xứ một cách “vô tội vạ”, quá liều lượng Bộ Y tế cho phép có thể gây ngộ độc và đặc biệt ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe và có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư.
     Trước thực trạng này, để đảm bảo ATTP tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020. Do đó mỗi người dân chúng ta cần lưu ý những lưu ý như sau:
     Cần tránh mua các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có tem nhãn thông tin nhà phân phối, nhất là đối với bánh kẹo nhập khẩu. Hãy tìm mua từ những thương hiệu uy tín từ cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại để được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm.
     Với các loại hoa quả, tùy theo từng loại quả để có cách nhận biết khác nhau về mức độ tươi ngon. Bạn cần quan tâm đến màu sắc lớp vỏ, trọng lượng và màu sắc ruột quả có sặc sỡ hay không. Các loại rau, quả tươi phải giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không dập nát, không có mùi lạ; Với rau, quả ăn sống phải ngâm, rửa bằng nước sạch, gọt bỏ vỏ.
      Khi mua thủy sản, nên chọn thủy sản còn tươi, chọn cá, cũng cần lưu ý đến lớp màng ngoài của thịt cá phải khô ráo, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, miếng thịt cá phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, khi lấy ngón tay ấn vào không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính, và đặc biệt, không nên ăn hải sản ở những vùng sông, biển bị ô nhiễm.
     Lựa chọn kỹ thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn có nhãn ghi đầy đủ nội dung. Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là ngũ cốc, hạt có dầu có chứa độc tố vi nấm nguy hiểm. Mua các loại phụ gia, gia vị đóng gói sẵn, có nhãn mác của những công ty, xí nghiệp uy tín trong và ngoài nước.
     Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tất cả mọi người dân cần tuyên truyền và chú ý tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn:Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn:Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu:Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín:Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ:Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống:Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn:Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn:Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác:Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn:Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ
Vì một cái tết sạch, an toàn, vui tươi. Tất cả mỗi người dân hãy cùng nâng cao hiểu biết, tiêu dùng thông minh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Hà Đức (thực hiện)

Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020

Đăng lúc: 20/01/2020 13:33:35 (GMT+7)

Vào dịp tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và thực phẩm của người dân tăng cao. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) các mặt hàng phục vụ Tết trở thành vấn đề cần quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng.

 
      Vào dịp tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và thực phẩm của người dân tăng cao. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) các mặt hàng phục vụ Tết đang là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của cơ quan chức năng và người tiêu dùng.
      Hiện nay, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại hàng hóa, thực phẩm như: thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, hoa quả… phục vụ tết với nhiều mẫu mã, nơi sản xuất nên công tác đảm bảo ATTP khó có thể kiểm soát chặt chẽ. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm, phẩm màu không rõ nguồn gốc, xuất xứ một cách “vô tội vạ”, quá liều lượng Bộ Y tế cho phép có thể gây ngộ độc và đặc biệt ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe và có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư.
     Trước thực trạng này, để đảm bảo ATTP tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020. Do đó mỗi người dân chúng ta cần lưu ý những lưu ý như sau:
     Cần tránh mua các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có tem nhãn thông tin nhà phân phối, nhất là đối với bánh kẹo nhập khẩu. Hãy tìm mua từ những thương hiệu uy tín từ cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại để được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm.
     Với các loại hoa quả, tùy theo từng loại quả để có cách nhận biết khác nhau về mức độ tươi ngon. Bạn cần quan tâm đến màu sắc lớp vỏ, trọng lượng và màu sắc ruột quả có sặc sỡ hay không. Các loại rau, quả tươi phải giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không dập nát, không có mùi lạ; Với rau, quả ăn sống phải ngâm, rửa bằng nước sạch, gọt bỏ vỏ.
      Khi mua thủy sản, nên chọn thủy sản còn tươi, chọn cá, cũng cần lưu ý đến lớp màng ngoài của thịt cá phải khô ráo, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, miếng thịt cá phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, khi lấy ngón tay ấn vào không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính, và đặc biệt, không nên ăn hải sản ở những vùng sông, biển bị ô nhiễm.
     Lựa chọn kỹ thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn có nhãn ghi đầy đủ nội dung. Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là ngũ cốc, hạt có dầu có chứa độc tố vi nấm nguy hiểm. Mua các loại phụ gia, gia vị đóng gói sẵn, có nhãn mác của những công ty, xí nghiệp uy tín trong và ngoài nước.
     Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tất cả mọi người dân cần tuyên truyền và chú ý tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn:Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn:Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu:Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín:Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ:Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống:Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn:Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn:Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác:Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn:Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ
Vì một cái tết sạch, an toàn, vui tươi. Tất cả mỗi người dân hãy cùng nâng cao hiểu biết, tiêu dùng thông minh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Hà Đức (thực hiện)
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)