Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
100797

Phòng chống dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19)

Ngày 20/03/2020 12:41:51

Dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19), bắt đầu xảy ra vào cuối năm 2019, hiện nay vẫn đang diễn biến phức tạp, lây lan ra toàn thế giới, gây nhiều thiệt hại về người và kinh tế cho nhiều nước trên thế giới.

 Để chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này, mỗi người dân trong xã cần bình tĩnh, không hoang mang, tăng cường đề cao cảnh giác, không chủ quan, chủ động nắm bắt thông tin về dịch bệnh và cách phòng tránh trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho bản thân, gia đình và cả cộng đồng.
Mỗi người dân cần nắm vững và tuyên truyền rộng rãi một số thông tin về dịch bệnh và cách phòng tránh như sau như sau:
1. Dịch bệnh Covid-19 là dịch bệnh viêm đường hô hấp do Virus Corona biến chủng (hay còn gọi là SARS-CoV2) gây ra, bệnh lây từ người sang người xảy ra nhanh và liên tục, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, hoặc mắt. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh. Hiện nay vẫn chưa có vácxin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó biện pháp duy nhất hiện nay là chủ động phòng tránh dịch bệnh.
Các triệu chứng cơ bản của bệnh như sau:

- Đau nhức đầu, khó chịu
- Sốt cao (trên 38 độ)
- Ho hoặc đau họng
- Chảy nước mũi
- Khó thở
- Đau mỏi cơ
2. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo Ngay sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở cần
Thứ nhất, Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét;Thứ hai, Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị; Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế;
Thứ ba, Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng;
Thứ tư, Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy;
Thứ năm, Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…
Thứ sáu, Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học;
Thứ bảy, Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.
3. Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như sau
Thứ nhất, Nếu đang có dấu hiệu như sốt, ho hoặc khó thở, cần tránh đi lại, du lịch. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần chia sẻ thông tin về lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
Thứ hai, Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với những người bị ho, sốt.
Thứ ba, Che kín miệng và sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, rồi rửa tay.
Thứ tư, Báo ngay cho các nhân viên hàng không, ô tô, đường sắt nếu xuất hiện dấu hiệu ốm khi di chuyển, du lịch. Đến cơ sở y tế cáng sớm càng tốt.
Phong_tranh_benh_COVID-19_khi_di_bang_phuong_tien_giao_thong.jpg
Thứ năm, Thực hiện ăn chín uống sôi, tăng cường chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thứ sáu , Ở nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi. Không nên tiếp xúc gần với động vật nuôi hoặc hoang dã.
Thứ 7, Khi tới chỗ đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh nên đeo khẩu trang.
Thứ tám, Sử dụng khẩu trang đúng cách, khẩu trang phải che kín miệng khi đang sử dụng.
Thứ chín, Đối với các loại khẩu trang dùng 1 lần cần vứt bỏ ngay vào thùng rác sau khi dùng, đối với khẩu trang vải cần giặt sạch bằng bột giặt ngay sau khi sử dụng và sau khi bỏ khẩu trang cần rửa tay sạch sẽ.
4. Cách đeo khẩu trang đúng cách như sau
Thứ nhất, Chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
Thứ hai, Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước.
Thứ ba, Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.
Thứ tư, Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.
Thứ năm, Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.
Thứ sáu, Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn đối với khẩu trang dùng một lần, hoặc giặt sạch đối với khẩu trang vải.
Thứ bảy, Rửa tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang.
5. Đối với những người từ vùng dịch trở về cần
Thứ nhất, Cần tự cách lý tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.
Thứ hai, Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngày đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Thứ ba, Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.
6. Đối với những người đến vùng dịch cần lưu ý
Thứ nhất, Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến vùng dịch trong dịp này.
Thứ hai, Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Thứ ba, Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở ý tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Thứ tư, Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.
7. Những đối tượng cần được cách ly tại nhà bao gồm
Thứ nhất, Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:
Thứ hai, Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh
Thứ ba, Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh
Thứ tư, Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh
Thứ năm, Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào
Thứ sáu, Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ
Thứ bảy, Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh
Thời gian cách ly tại nhà: Cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam; Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly.
8. Hướng dẫn cách ly tại nhà, khi tiến hành cách ly tại nhà cần lưu ý những điểm sau
Thứ nhất, Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình,
nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét.
Thứ hai, Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.
Thứ ba, Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày.
Thứ tư, Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
Thứ năm, Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.
Thứ sau, Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
Thứ bảy, Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú.
Thứ tám, Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.
Thứ chín, Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.
9. Đối với các thành viên trong hộ gia đình có người được cách ly cần lưu ý như sau
Thứ nhất, Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.
Thứ hai, Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
Thứ ba, Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
Thứ tư, Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
Thứ năm, Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu.
Thứ sáu, Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.
10. Đối với những gia đình trên địa bàn xã Nam Tiến có người thân làm việc tại các khu vực ngoài địa bàn huyện, làm việc ở nước ngoài cần chú ý các nội dung sau
Thứ nhất, Thông báo cho ban quản lý bản thông tin chính xác về nơi làm việc của thành viên gia đình mình.
Thứ hai, Trường hợp thành viên gia đình quay trở về nhà từ ngoài huyện, ngoài tỉnh và nước ngoài cần báo ngay cho Ban quản lý bản để theo dõi thông tin và nắm tình hình.
Thứ ba, Trường hợp thành viên gia đình trở về nhà từ các vùng có dịch bao gồm 15 tỉnh thành: (Bao gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Thuận, Quảng Nam, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc ) và từ nước ngoài trở về thì cần thực hiện cách ly tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời báo ngay cho ban quản lý bản để theo dõi nắm tình hình kịp thời. Mọi thông tin về dịch bệnh xin liên hệ các số điện thoại: 096.519. 8659 (Ông Lục Văn Bui – Trưởng Trạm y tế xã Nam Tiến) hoặc 098.917.4183 (Bà Hà Thị Tuyến – PCT UBND xã Nam Tiến, phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã Nam Tiến).
Vì sức khỏe, an toàn và bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội, mỗi người dân hãy chủ động đề cao cảnh giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, để cùng chung tay ngăn chặn, phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
1.jpg
Hà Đức

Phòng chống dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19)

Đăng lúc: 20/03/2020 12:41:51 (GMT+7)

Dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19), bắt đầu xảy ra vào cuối năm 2019, hiện nay vẫn đang diễn biến phức tạp, lây lan ra toàn thế giới, gây nhiều thiệt hại về người và kinh tế cho nhiều nước trên thế giới.

 Để chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này, mỗi người dân trong xã cần bình tĩnh, không hoang mang, tăng cường đề cao cảnh giác, không chủ quan, chủ động nắm bắt thông tin về dịch bệnh và cách phòng tránh trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho bản thân, gia đình và cả cộng đồng.
Mỗi người dân cần nắm vững và tuyên truyền rộng rãi một số thông tin về dịch bệnh và cách phòng tránh như sau như sau:
1. Dịch bệnh Covid-19 là dịch bệnh viêm đường hô hấp do Virus Corona biến chủng (hay còn gọi là SARS-CoV2) gây ra, bệnh lây từ người sang người xảy ra nhanh và liên tục, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, hoặc mắt. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh. Hiện nay vẫn chưa có vácxin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó biện pháp duy nhất hiện nay là chủ động phòng tránh dịch bệnh.
Các triệu chứng cơ bản của bệnh như sau:

- Đau nhức đầu, khó chịu
- Sốt cao (trên 38 độ)
- Ho hoặc đau họng
- Chảy nước mũi
- Khó thở
- Đau mỏi cơ
2. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo Ngay sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở cần
Thứ nhất, Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét;Thứ hai, Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị; Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế;
Thứ ba, Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng;
Thứ tư, Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy;
Thứ năm, Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…
Thứ sáu, Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học;
Thứ bảy, Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.
3. Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như sau
Thứ nhất, Nếu đang có dấu hiệu như sốt, ho hoặc khó thở, cần tránh đi lại, du lịch. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần chia sẻ thông tin về lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
Thứ hai, Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với những người bị ho, sốt.
Thứ ba, Che kín miệng và sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, rồi rửa tay.
Thứ tư, Báo ngay cho các nhân viên hàng không, ô tô, đường sắt nếu xuất hiện dấu hiệu ốm khi di chuyển, du lịch. Đến cơ sở y tế cáng sớm càng tốt.
Phong_tranh_benh_COVID-19_khi_di_bang_phuong_tien_giao_thong.jpg
Thứ năm, Thực hiện ăn chín uống sôi, tăng cường chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thứ sáu , Ở nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi. Không nên tiếp xúc gần với động vật nuôi hoặc hoang dã.
Thứ 7, Khi tới chỗ đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh nên đeo khẩu trang.
Thứ tám, Sử dụng khẩu trang đúng cách, khẩu trang phải che kín miệng khi đang sử dụng.
Thứ chín, Đối với các loại khẩu trang dùng 1 lần cần vứt bỏ ngay vào thùng rác sau khi dùng, đối với khẩu trang vải cần giặt sạch bằng bột giặt ngay sau khi sử dụng và sau khi bỏ khẩu trang cần rửa tay sạch sẽ.
4. Cách đeo khẩu trang đúng cách như sau
Thứ nhất, Chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
Thứ hai, Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước.
Thứ ba, Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.
Thứ tư, Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.
Thứ năm, Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.
Thứ sáu, Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn đối với khẩu trang dùng một lần, hoặc giặt sạch đối với khẩu trang vải.
Thứ bảy, Rửa tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang.
5. Đối với những người từ vùng dịch trở về cần
Thứ nhất, Cần tự cách lý tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.
Thứ hai, Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngày đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Thứ ba, Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.
6. Đối với những người đến vùng dịch cần lưu ý
Thứ nhất, Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến vùng dịch trong dịp này.
Thứ hai, Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Thứ ba, Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở ý tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Thứ tư, Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.
7. Những đối tượng cần được cách ly tại nhà bao gồm
Thứ nhất, Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:
Thứ hai, Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh
Thứ ba, Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh
Thứ tư, Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh
Thứ năm, Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào
Thứ sáu, Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ
Thứ bảy, Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh
Thời gian cách ly tại nhà: Cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam; Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly.
8. Hướng dẫn cách ly tại nhà, khi tiến hành cách ly tại nhà cần lưu ý những điểm sau
Thứ nhất, Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình,
nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét.
Thứ hai, Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.
Thứ ba, Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày.
Thứ tư, Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
Thứ năm, Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.
Thứ sau, Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
Thứ bảy, Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú.
Thứ tám, Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.
Thứ chín, Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.
9. Đối với các thành viên trong hộ gia đình có người được cách ly cần lưu ý như sau
Thứ nhất, Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.
Thứ hai, Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
Thứ ba, Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
Thứ tư, Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
Thứ năm, Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu.
Thứ sáu, Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.
10. Đối với những gia đình trên địa bàn xã Nam Tiến có người thân làm việc tại các khu vực ngoài địa bàn huyện, làm việc ở nước ngoài cần chú ý các nội dung sau
Thứ nhất, Thông báo cho ban quản lý bản thông tin chính xác về nơi làm việc của thành viên gia đình mình.
Thứ hai, Trường hợp thành viên gia đình quay trở về nhà từ ngoài huyện, ngoài tỉnh và nước ngoài cần báo ngay cho Ban quản lý bản để theo dõi thông tin và nắm tình hình.
Thứ ba, Trường hợp thành viên gia đình trở về nhà từ các vùng có dịch bao gồm 15 tỉnh thành: (Bao gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Thuận, Quảng Nam, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc ) và từ nước ngoài trở về thì cần thực hiện cách ly tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời báo ngay cho ban quản lý bản để theo dõi nắm tình hình kịp thời. Mọi thông tin về dịch bệnh xin liên hệ các số điện thoại: 096.519. 8659 (Ông Lục Văn Bui – Trưởng Trạm y tế xã Nam Tiến) hoặc 098.917.4183 (Bà Hà Thị Tuyến – PCT UBND xã Nam Tiến, phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã Nam Tiến).
Vì sức khỏe, an toàn và bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội, mỗi người dân hãy chủ động đề cao cảnh giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, để cùng chung tay ngăn chặn, phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
1.jpg
Hà Đức
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)