Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
100797

Lễ hội Mường Ca Da lần thứ 4 diễn ra vào tháng 3/2023

Ngày 21/03/2023 11:18:59

Lễ hội Mường Ca Da lần thứ 4 - năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 28/3/2023 tại Thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa với nhiều hoạt động đặc sắc như: Lễ mộc dục, lễ rước kiệu - dâng hương, lễ "Tay ắm oóc", lễ "Xên Mường"; thi văn nghệ quần chúng; trình diễn trống, chiêng, khua luống; thi thiếu nữ đẹp trong sắc phục dân tộc; tổ chức các gian trưng bày đặc sản; thi đấu các môn truyền thống như: Kéo co, đẩy gậy, chạy cà kheo, đá bóng cà kheo, chọi cù, tó mắc lẹ, ném còn...

A11.jpg
Lễ hội Mường Ca Da sau khi được phục dựng, được tổ chức 5 năm/1 lần vào tháng 2 âm lịch. Lễ hội được tổ chức Nhằm tưởng nhớ, tôn vinh và tự hào về công lao của nhân vật lịch sử “Thượng Tướng thống lĩnh quân Khằm Ban” cùng với Nhân dân đã có công khai phá vùng đất Mường Ca Da; khơi dậy nét đẹp truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng của vùng đất và người Quan Hóa; Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu và xây dựng huyện Quan Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh. Thông qua các hoạt động Lễ hội góp phần tuyên truyền về truyền thống lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Quan Hóa đến bạn bè trong nước và quốc tế, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025. - Là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện nhằm tuyên truyền, quảng bá về công tác phát triển du lịch của huyện; thông qua Lễ hội, nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của Lễ hội Mường Ca Da đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
A12.jpg
Lễ hội Mường Ca Da Có 2 phần chính trong là Phần lễ và phần hội.Phần lễ: gồm Lễ mộc dục (lễ tắm bia, tượng, người Thái gọi là Khụn lục pục tứn); Lễ rước kiệu, dâng hương. Lễ “Tay ắm Oóc” (Diễn ra cùng lúc với Lễ rước kiệu dâng hương) . Phần tế lễ “Xên Mường” - Nội dung: Lễ “Xên Mường” là lễ giải hạn cho cả Mường, các lễ thức tiếp theo để kết thúc phần tế lễ “Tặt máy” (cắt chỉ) là nghi lễ cắt dây giải hạn cho cả Mường. Phần hội với các phần thi thể thao dân tộc, các trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc như: Kéo co, đẩy gậy, tung còn, tó mác lẹ, bắn nỏ, đi cà kheo đá bóng, gói bánh ú, khua luống, trống chiêng, hát khặp, thiếu nữ đẹp trong sắc phục dân tộc và thi trình diễn văn nghệ dân gian bằng hình thức sân khấu hóa. Lễ hội còn có các gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, giới thiệu đặc sản ẩm thực của địa phương đến khách hàng trong và ngoài tỉnh.
61ed6ef5e36cff9dd2d057979209d84dKhua luống nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái.jpg
Ngày 20/12/2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 4595/QĐ-BVHTTDL công nhận lễ hội Mường Ca Da, huyện vùng cao Quan Hóa là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là niềm tự hào của tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện vùng cao Quan Hóa nói riêng trong lĩnh vực văn hóa của đồng bào dân tộc Thái cổ. Đây cũng là cơ hội để huyện Quan Hóa thúc đẩy ngành Du lịch của địa phương từng bước phát triển.
Việc Lễ hội Mường Ca Da được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ là cơ hội để huyện Quan Hóa tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc trên địa bàn, đồng thời góp phần thúc đẩy ngành du lịch của địa phương phát triển.
A3.jpg
Trong những năm qua, lễ hội Mường Ca Da được phục dựng đã góp phần động viên, cổ vũ đồng bào các dân tộc trong toàn huyện thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Mỗi dịp lễ hội diễn ra là dịp để đồng bào các dân tộc trong vùng thể hiện niềm tự hào và biết ơn công lao khai phá vùng đất Mường Ca Da của các thế hệ cha ông.
Thông qua lễ hội đã tôn tạo và phát huy các loại hình văn hóa văn nghệ, thể thao truyền thống của các dân tộc trong huyện như: Các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi trò diễn dân gian, trưng bày trao đổi các sản phẩm hàng hóa từ các làng nghề truyền thống, trang phục dân tộc, văn hóa ẩm thực với những món ăn dân tộc độc đáo gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Mường Ca Da, của cộng đồng các dân tộc trong huyện.
Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong thời kỳ hội nhập của đất nước, nhất là thế hệ trẻ thêm hiểu, thêm yêu về cội nguồn dân tộc trên quê hương, đất nước của mình. Qua đó động viên cán bộ và nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất làm giàu đẹp quê hương.
Hà Đức (st)
Nguồn: quanhoa.thanhhoa.gov.vn

Lễ hội Mường Ca Da lần thứ 4 diễn ra vào tháng 3/2023

Đăng lúc: 21/03/2023 11:18:59 (GMT+7)

Lễ hội Mường Ca Da lần thứ 4 - năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 28/3/2023 tại Thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa với nhiều hoạt động đặc sắc như: Lễ mộc dục, lễ rước kiệu - dâng hương, lễ "Tay ắm oóc", lễ "Xên Mường"; thi văn nghệ quần chúng; trình diễn trống, chiêng, khua luống; thi thiếu nữ đẹp trong sắc phục dân tộc; tổ chức các gian trưng bày đặc sản; thi đấu các môn truyền thống như: Kéo co, đẩy gậy, chạy cà kheo, đá bóng cà kheo, chọi cù, tó mắc lẹ, ném còn...

A11.jpg
Lễ hội Mường Ca Da sau khi được phục dựng, được tổ chức 5 năm/1 lần vào tháng 2 âm lịch. Lễ hội được tổ chức Nhằm tưởng nhớ, tôn vinh và tự hào về công lao của nhân vật lịch sử “Thượng Tướng thống lĩnh quân Khằm Ban” cùng với Nhân dân đã có công khai phá vùng đất Mường Ca Da; khơi dậy nét đẹp truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng của vùng đất và người Quan Hóa; Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu và xây dựng huyện Quan Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh. Thông qua các hoạt động Lễ hội góp phần tuyên truyền về truyền thống lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Quan Hóa đến bạn bè trong nước và quốc tế, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025. - Là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện nhằm tuyên truyền, quảng bá về công tác phát triển du lịch của huyện; thông qua Lễ hội, nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của Lễ hội Mường Ca Da đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
A12.jpg
Lễ hội Mường Ca Da Có 2 phần chính trong là Phần lễ và phần hội.Phần lễ: gồm Lễ mộc dục (lễ tắm bia, tượng, người Thái gọi là Khụn lục pục tứn); Lễ rước kiệu, dâng hương. Lễ “Tay ắm Oóc” (Diễn ra cùng lúc với Lễ rước kiệu dâng hương) . Phần tế lễ “Xên Mường” - Nội dung: Lễ “Xên Mường” là lễ giải hạn cho cả Mường, các lễ thức tiếp theo để kết thúc phần tế lễ “Tặt máy” (cắt chỉ) là nghi lễ cắt dây giải hạn cho cả Mường. Phần hội với các phần thi thể thao dân tộc, các trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc như: Kéo co, đẩy gậy, tung còn, tó mác lẹ, bắn nỏ, đi cà kheo đá bóng, gói bánh ú, khua luống, trống chiêng, hát khặp, thiếu nữ đẹp trong sắc phục dân tộc và thi trình diễn văn nghệ dân gian bằng hình thức sân khấu hóa. Lễ hội còn có các gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, giới thiệu đặc sản ẩm thực của địa phương đến khách hàng trong và ngoài tỉnh.
61ed6ef5e36cff9dd2d057979209d84dKhua luống nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái.jpg
Ngày 20/12/2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 4595/QĐ-BVHTTDL công nhận lễ hội Mường Ca Da, huyện vùng cao Quan Hóa là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là niềm tự hào của tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện vùng cao Quan Hóa nói riêng trong lĩnh vực văn hóa của đồng bào dân tộc Thái cổ. Đây cũng là cơ hội để huyện Quan Hóa thúc đẩy ngành Du lịch của địa phương từng bước phát triển.
Việc Lễ hội Mường Ca Da được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ là cơ hội để huyện Quan Hóa tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc trên địa bàn, đồng thời góp phần thúc đẩy ngành du lịch của địa phương phát triển.
A3.jpg
Trong những năm qua, lễ hội Mường Ca Da được phục dựng đã góp phần động viên, cổ vũ đồng bào các dân tộc trong toàn huyện thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Mỗi dịp lễ hội diễn ra là dịp để đồng bào các dân tộc trong vùng thể hiện niềm tự hào và biết ơn công lao khai phá vùng đất Mường Ca Da của các thế hệ cha ông.
Thông qua lễ hội đã tôn tạo và phát huy các loại hình văn hóa văn nghệ, thể thao truyền thống của các dân tộc trong huyện như: Các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi trò diễn dân gian, trưng bày trao đổi các sản phẩm hàng hóa từ các làng nghề truyền thống, trang phục dân tộc, văn hóa ẩm thực với những món ăn dân tộc độc đáo gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Mường Ca Da, của cộng đồng các dân tộc trong huyện.
Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong thời kỳ hội nhập của đất nước, nhất là thế hệ trẻ thêm hiểu, thêm yêu về cội nguồn dân tộc trên quê hương, đất nước của mình. Qua đó động viên cán bộ và nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất làm giàu đẹp quê hương.
Hà Đức (st)
Nguồn: quanhoa.thanhhoa.gov.vn
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)